*Bài viết được biên dịch bởi đội ngũ thực tập sinh công ty dịch thuật Master
Có rất nhiều các yêu cầu đạo đức mà một phiên dịch viên phải đối mặt, tuy nhiên đây là công việc chính của họ nhằm truyền đạt lời nói của đôi bên cũng như các bên khách hàng một cách khách quan và rõ ràng, bất kể những từ ngữ đó là gì.
Trong phiên dịch y tế, người phiên dịch có thể bắt gặp những yêu cầu bảo mật khác nhau (chẳng hạn như bảo mật giữa bác sĩ và bệnh nhân) mà phải giữ vững các quy tắc đạo đức nghề nghiệp cụ thể, chưa kể đến các quy tắc đạo đức dành cho phiên dịch viên y tế do tổ chức National Council on Interpreting in Health Care (NCIHC) (tạm dịch: Hội đồng Phiên dịch y tế quốc gia) của Hoa Kỳ soạn thảo. Dưới đây là những yêu cầu chính cần lưu ý và cách để luôn tuân thủ những quy tắc này mà vẫn giữ được đạo đức cá nhân.

Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của phiên dịch viên y tế/ chăm sóc sức khỏe đề cập đến những yếu tố nào?
Những tiêu chuẩn đúc kết dưới đây được soạn bởi NCIHC nhằm tạo dựng hành động nhất quán và rõ ràng mà phiên dịch viên trong phạm vi y tế và chăm sóc sức khỏe nên giữ vững thực hiện. Bởi những tiêu chuẩn này thể hiện một loạt các yêu cầu cốt lõi cho nên những phiên dịch viên y tế cần phải thực hành luyện tập. Mục đích của những tiêu chuẩn này giúp đẩy mạnh cải thiện các dịch vụ phiên dịch mà các tổ chức y tế yêu cầu.
Tính xác thực – công việc của phiên dịch viên y tế/ chăm sóc sức khỏe ở đây chính là truyền đạt từng trao đổi trong một cuộc hội thoại. Bao gồm từng từ ngữ và từng giọng điệu của người nói.
Tính bảo mật – người phiên dịch y tế/ chăm sóc sức khỏe làm mọi cách để giữ kín nội dung các buổi họp – bao gồm không trao đổi bằng lời nói, thư từ liên quan đến buổi họp với người ngoài.
Tính vô tư – người phiên dịch không đưa ra quan điểm trong buổi họp và không để sự thiên vị (cho dù là cá nhân, văn hóa hay những điều khác) làm ảnh hưởng đến quá trình phiên dịch.
Tính tôn trọng – người phiên dịch cung cấp dịch vụ với thái độ phù hợp, chú ý xem xét đến phong tục tập quán và quyền tự quyết của bác sĩ/ bệnh nhân/ phiên dịch viên.
Nhận thức về văn hóa – phiên dịch viên y tế/ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp có hiểu biết về các sắc thái văn hóa – bao gồm từ những hoạt động y tế thông thường cho đến những cụm từ chuyên môn có thể được dịch sai.
Nắm rõ ranh giới – phiên dịch viên y tế và chăm sóc sức khỏe nhận thức được phạm vi công việc và không nên cố gắng đưa ra bất cứ lời khuyên hay kinh nghiệm chuyên môn nào ngoài những câu hỏi liên quan đến quá trình phiên dịch.
Tác phong nghề nghiệp – phiên dịch viên y tế và chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp đòi hỏi tuân thủ, thể hiện sự tôn trọng với các bên khách hàng, có trách nhiệm và luôn chuẩn bị cho bất kỳ buổi họp/ phiên họp nào.
Phát triển chuyên môn – phiên dịch viên y tế và chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp đòi hỏi phải luôn cải thiện ngôn ngữ và kỹ năng diễn giải, đồng thời luôn luôn cập nhật tin tức về ngành y tế/ chăm sóc sức khỏe.
Tuyên truyền vận động – mặc dù người phiên dịch không nên can thiệp vào các phiên họp thông thường, nhưng nếu họ nhận thấy được những rủi ro trước mắt liên quan đến các bên (ngoại trừ các tình huống liên quan đến tính mạng) hoặc nhận thấy một hình thức thiếu tôn trọng đối với một bên khách hàng, người phiên dịch có thể báo cáo lại kèm nguồn phù hợp.
Làm thế nào để giữ đạo đức với tư cách cá nhân và với tư cách phiên dịch viên y tế/ chăm sóc sức khỏe?
Tính khách quan chính là đáp án then chốt cho câu hỏi trên. Phiên dịch viên y tế/ chăm sóc sức khỏe luôn phải nhớ rằng họ là người cung cấp dịch vụ cho người khác và chính vì thế họ cũng không nên đưa ra nhận định cá nhân. Những nhận định này có thể không nhất quán với lựa chọn của khách hàng về phương thức thủ tục, cho đến những cảm xúc cá nhân về hoàn cảnh của khách hàng.
Suy cho cùng, người phiên dịch ở đây như một cầu nối ngôn ngữ giữa đôi bên khách hàng – chứ không đưa ra lời khuyên/cung cấp thông tin chi tiết về tình huống mà anh ấy/cô ấy không đủ am hiểu/không được phép hoặc liên quan đến cá nhân. Nếu đạo đức cá nhân là trở ngại cho kiểu dịch vụ này thì nghề phiên dịch viên y tế/ chăm sóc sức khỏe có thể không phải là lựa chọn tốt nhất.
Làm thế nào mới có thể trở thành một phiên dịch viên y tế/ chăm sóc sức khỏe?

Cần rèn luyện tính khách quan cùng với những tiêu chuẩn đạo đức được kể trên. Tự bản thân có thể cập nhật tin tức về ngành y tế; tuy nhiên, để đảm bảo rằng bạn đang cung cấp dịch vụ này một cách có đạo đức nhất có thể thì bạn cần phải được đào tạo. Các khóa đào tạo phiên dịch viên y tế không chỉ cung cấp nền tảng kiến thức về chuyên ngành (từ vựng và cụm từ trọng tâm), mà còn đào tạo về các phương pháp thực hành tốt nhất giúp bạn vượt qua các kỳ thi bắt buộc cũng như các thử thách đối với công việc phiên dịch y tế.