*Bài viết được biên dịch bởi đội ngũ thực tập sinh công ty dịch thuật Master
Khi nói đến dịch vụ này, hầu hết chúng ta đều nghĩ đây là một trong những việc mà mình có thể tự thực hiện một cách nhanh chóng – nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Như chúng tôi đã nói trước đây, hiệu đính là tự đi tìm lỗi sai, là lúc bạn cần có sự chính xác tuyệt đối, đó chính là nguyên nhân nhu cầu sử dụng dịch vụ này là rất cao.
Tuy nhiên, nhu cầu cao lại không phải là vấn đề duy nhất mà những người hiệu đính phải giải quyết. Trên thực tế, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi dịch vụ hiệu đính phải đối mặt với hàng tá vấn đề, không chỉ là việc rà soát nội dung bản dịch.
Sau đây là năm trong số những vấn đề lớn nhất mà những người kiểm soát chất lượng (Quality Assurance – QA) phải đối mặt khi thực hiện dự án.

#1: PHẢI LOẠI BỎ TẤT CẢ SAI SÓT
Khi bạn kiểm tra bài dịch của mình, có thể bạn sẽ đọc lướt và cố gắng sửa hết tất cả các lỗi trong một lần đọc. Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn sẽ dễ bỏ sót một số lỗi nhất định. Những chuyên gia QA chuyên nghiệp đều có cách làm việc riêng nhưng quy trình tốt nhất là họ sẽ kiểm tra từng hạng mục riêng lẻ: ví dụ: Lỗi chính tả hoặc lỗi chấm câu hoặc lỗi ngữ pháp…
Trước nhất, điều này cho phép chuyên gia QA kiểm tra nội dung bài văn nhiều lần, đây là một điều rất tốt vì nếu phải kiểm quá nhiều lỗi một lần sẽ khiến họ bị rối dẫn đến sơ sót. Ở giai đoạn cuối, một QA chuyên nghiệp sẽ tìm ra tất cả những lỗi sai sót còn lại bất kể đó là lỗi gì đi chăng nữa.
#2: KIẾM TRA TÍNH CHÍNH XÁC CỦA NGÔN NGỮ SỬ DỤNG
Công việc của một QA không chỉ đơn giản là kiểm tra lỗi chính tả. Một chuyên gia QA lành nghề cần phải đảm bảo người viết sử dụng ngôn ngữ chính xác, có thể bao gồm những từ chuyên ngành của lĩnh vực đó.
Đây là lý do vì sao để tìm đúng chuyên gia QA thông thạo về ngành nghề đó là rất quan trọng. Ví dụ như, một anh kiến trúc sư không thể nào hiệu đính được một bản dịch về thiết kế máy hồi sức tim phổi được.

#3: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỦ DÀI VÀ SÂU
Bất luận chuyên gia QA đó có thông thạo kiến thức đến mấy thì họ vẫn phải bỏ thời gian nghiên cứu trước trong và suốt dự án. May mắn là giờ đây mọi người đã có thể làm được hầu hết mọi thứ chỉ qua màn hình máy tính. Nhưng dù vậy, chỉ đơn thuần nhờ vào internet thì vẫn chưa chắc có thể tìm được đúng thông tin cần thiết – đặc biệt là khi nói đến các từ vựng Việt hóa về lĩnh vực về kỹ thuật. Do đó, bên cạnh những kiến thức nền tảng, một chuyên gia QA tốt cần có thể kỹ năng tìm kiếm thông tin ưu việt để có thể kiểm tra những bất ổn trong 1 bài dịch nhanh nhất có thể.
#4: ĐẢM BẢO CÂU DỊCH CÓ NGHĨA THÔNG SUỐT
Từ ngữ là một điều khá thú vị. Đôi khi chúng ta ráp thành câu hoàn toàn có ý nghĩa với bản thân, nhưng lại khiến người khác gãi đầu bối rối. Đây là một trong những lý do chính cho thấy dịch vụ hiệu đính là rất quan trọng – vì chúng ta không thể đánh giá công việc của chính mình một cách khách quan. Mọi thứ ta viết ra đều có ý nghĩa đối với bản thân, nhưng chưa chắc cách chúng ta diễn giải lại giúp người đọc hiểu được 100%.
Vậy nên chuyên gia QA cũng phải đảm nhận một số nhiệm vụ biên tập và chắc rằng người đọc cũng hiểu được ý nghĩa như người viết. Điều này có thể trở nên khá khó khăn vì ý nghĩa cũng phần nào mang tính chủ quan.
#5: GIỮ LẠI PHONG CÁCH HÀNH VĂN VÀ NGỮ ĐIỆU
Việc một chuyên gia QA thay đổi nội dung bài văn của bạn là điều không thể tránh khỏi. Càng có nhiều thay đổi, phong cách hành văn và ngữ điệu sẽ càng bị ảnh hưởng. Ở đây, có 2 thứ mà một chuyên gia QA cần phải làm: Thứ nhất, đảm bảo nội dung của bản dịch vẫn giữ được phong cách hành văn và ngữ điệu. Thứ hai, đảm bảo cả hai thứ trên được nhất quán trong suốt bài dịch.
Bạn không muốn thay đổi giọng điệu trong bài dịch của mình một cách đột ngột, đặc biệt khi bạn đang xử lý nội dung mang tính thương hiệu mạnh mẽ. Sự nhất quán là rất quan trọng – chuyên gia QA không những phải kiểm tra lỗi trong một bản dịch mà còn phải hạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro có thể tác động lên tài liệu đó.